Vết loét bàn chân đái tháo đường

Nguyên nhân dẫn đến bệnh lý loét chân do tiểu đường?

Soin Plaie du pied diabétique

Bệnh tiểu đường không chỉ dẫn đến rối loạn lượng đường huyết, mà còn là nguyên nhân của hai hiện tượng làm tăng nguy cơ hình thành vết loét bàn chân đái tháo đường:

  • Sự tổn thương của các dây thần kinh ngoại biên và sự mất nhạy cảm. Dẫn đến việc bệnh nhân hiếm khi cảm thấy mình bị đau loét (loét do biến chứng thần kinh).
  • Động mạch bị tắc nghẽn, dẫn đến lưu lượng máu không đủ (loét do biến chứng của mạch máu).

Ba trong số bốn trường hợp, loét chân do tiểu đường thường liên quan đến việc đi giày không thoải mái, vết thương khi cắt móng chân, bỏng / ma sát hoặc nứt nẻ lòng bàn chân.

Vết loét để hở càng lâu thì nguy cơ nhiễm trùng càng tăng, và có thể dẫn đến cắt cụt chi trong những trường hợp nặng.

Vết loét bàn chân đái tháo đường là gì?

Plaie du diabétique définition

Là một tổn thương nhỏ ban đầu (gây ra bởi vết trầy xước do đi giày không thoải mái), loét bàn chân đái tháo đường có ba dạng:

  • Loét do biến chứng thần kinh. Xuất hiện trên các ngón chân hoặc dưới vòm bàn chân, như một vết loét thủng của bàn chân được hình thành trên khớp bàn chân, và thường bắt đầu bằng một vết chai hoặc mụn cóc. Vết loét thường đi kèm với sự mất nhạy cảm (đau / nóng), mép vết thương xuất hiện rõ ràng và da khô. Bệnh tiểu đường gây ra bệnh lý thần kinh ảnh hưởng đến thần kinh cảm giác và vận động, làm yếu dần các đầu chi dưới. Do đó, bàn chân của bệnh nhân trở nên biến dạng và móng tay trở nên cong như móng vuốt. Việc mất cảm giác ở bàn chân thậm chí có thể khiến bệnh nhân không cảm thấy mình bị đau loét, và dẫn đến vết loét bị nhiễm trùng một cách nhanh chóng hơn.
  • Loét do biến chứng mạch máu.

    Dạng loét này có liên quan đến một khiếm khuyết về tưới máu. Vết loét chủ yếu hình thành ở các đầu ngón chân, gót chân hoặc mép bàn chân. Da bị nứt nẻ và có màu nhợt nhạt hoặc hơi xanh. Bàn chân lạnh và đau, bệnh nhân có thể cảm thấy bỏng rát hoặc ngứa. Vết loét có thể có nhiều màu sắc khác nhau tùy thuộc vào giai đoạn tiến triển (ví dụ như màu vàng, đỏ, hồng, hoặc thậm chí đen nếu bị hoại tử).

  • Loét do biến chứng thần kinh – mạch máu.

    Dạng loét này có liên quan đến bệnh lý thần kinh và chứng thiếu máu cục bộ. Vết loét hình thành ở rìa bàn chân, các đầu ngón chân, hoặc thậm chí dưới móng chân. Dấu hiệu đầu tiên thường thấy là vết phồng rộp do bàn chân ma sát nhiều với giày khi mang đôi giày quá chật / hẹp.

Ngoài ra, tỷ lệ nhiễm trùng ở người trưởng thành mắc bệnh lý loét bàn chân do tiểu đường cũng cao hơn. Do đó, vết thương hở có thể dễ dàng bị vi khuẩn xâm nhập. Vì vậy, chính vết loét bàn chân đái tháo đường làm cho bệnh tiểu đường trở thành nguyên nhân hàng đầu gây cắt cụt chi trên toàn thế giới3.

Cách phòng ngừa vết loét bàn chân đái tháo đường

Điều trị cho các vấn đề liên quan đến bàn chân đái tháo đường cần có biện pháp phòng ngừa có mục tiêu tùy theo mức nguy cơ tương ứng. Do đó, Haute Autorité de Santé (HAS) 4 đã tạo ra một hệ thống phân loại nguy cơ bệnh nhân để điều trị thích ứng. Đánh giá chân được sử dụng để phân loại mức độ rủi ro theo cách sau:

Mức độ 0: không có bệnh lý thần kinh cảm giác;

Rủi ro tổn thương bàn chân là 0 – có nghĩa là không có hiện tượng mất nhạy cảm ở bàn chân. Do đó, mức độ nguy cơ cũng giống như người bình thương nói chung. Đây là tình huống phổ biến nhất. Bệnh nhân cần tuân thủ các quy tắc vệ sinh tiêu chuẩn, mang giày dép phù hợp, như giày dép y khoa hoặc giày dép thoải mái không bị ẩm ướt (chân phải được làm khô đúng cách và tránh đi tất làm từ sợi tổng hợp), tránh phương pháp điều trị sang chấn (ví dụ: sử dụng dao mổ). Điều đặc biệt quan trọng hơn hết là phải điều hòa lượng đường huyết và kiểm soát tốt tất cả các yếu tố nguy cơ (ví dụ: hút thuốc, tăng huyết áp, cholesterol, v.v.).

Mức độ 1: bệnh đơn thần kinh cảm giác

Ngoài những khuyến cáo đã đề cập ở mức độ 0, bệnh nhân cũng có thể tham khảo thêm các khuyến cáo dưới đây:

  • Nếu cảm thấy vết loét rất đau hoặc khó chịu, hãy liên lạc ngay với bác sĩ của bạn về điều này. Trên thị trường hiện có một số loại thuốc vừa có thể giúp cân bằng lượng đường huyết vừa có chức năng giảm đau.
  • Nếu vết loét làm mất cảm giác, bàn chân của bạn phải được kiểm tra hàng ngày. Điều này sẽ cho phép bạn / người thân nhận biết sớm sự hình thành của bất kỳ vết loét nào khác. Đi khám bác sĩ càng sớm càng tốt nếu có vết loét do tiểu đường, ngay cả khi không cảm thấy đau.

Điều đặc biệt quan trọng là không làm tổn thương bàn chân bằng cách sử dụng các phương pháp điều trị quá mài mòn và / hoặc ăn mòn, như đi giày gây đau hoặc đi chân trần, v.v. Nếu bạn cảm thấy bàn chân quá khô, hãy thoa kem dưỡng ẩm hằng ngày. Bên cạnh đó, bạn cũng nên cố gắng kiểm soát bệnh tiểu đường hiệu quả hơn nữa để giúp ngăn chặn các tổn thương thần kinh khác.

Mức độ 2: bệnh lý thần kinh cảm giác và bệnh tắc động mạch chi dưới và / hoặc biến dạng bàn chân

Mức độ 3: tiền sử loét hoặc cắt cụt chi.

Đây là những bàn chân có nguy cơ rất cao (mức độ 2 và mức độ 3) đòi hỏi cả bạn và / hoặc gia đình bạn phải tăng cường cảnh giác, cũng như cần có các biện pháp phòng ngừa loét tích cực hơn. Bác sĩ hoặc điều dưỡng có thể loại bỏ chứng tăng sừng (vết chai) và bác sĩ chuyên khoa chân / chỉnh hình có thể chế tạo nẹp hoặc miếng lót giày chuyên dụng để hỗ trợ chỉnh sửa các khu vực chịu trọng lượng bất thường. Trong trường hợp bàn chân của bạn bị biến dạng, bạn có thể sẽ phải đi những đôi giày đặc biệt được sản xuất để tương thích với đôi chân của bạn. Trong trường hợp bệnh lý có liên quan đến động mạch, bạn có thể sẽ phải tái thông mạch máu.

 

Có thể bạn chưa biết!

Hiện có hai liệu pháp phòng ngừa mà bệnh nhân đái tháo đường với rủi ro tổn thương bàn chân ở mức độ 2 hoặc 3 có thể mua theo đơn:

  • Điều trị phòng ngừa hằng năm cho bàn chân có rủi ro tổn thương ở mức 2, bao gồm tối đa 4 buổi phòng ngừa mỗi năm;
  • Điều trị phòng ngừa hằng năm cho bàn chân có rủi ro tổn thương ở mức 3, bao gồm tối đa 6 buổi phòng ngừa mỗi năm.

Các phương pháp điều trị phòng ngừa được cấp phát tại nhà của bệnh nhân phải đi kèm với đơn thuốc để được hoàn tiền.

Gói phòng ngừa hằng năm bao gồm đánh giá bàn chân ban đầu, các buổi phòng ngừa và một tập tài liệu.

Điều trị

Vết loét bàn chân đái tháo đường cần điều trị nhanh chóng và toàn diện để giảm thiểu nguy cơ mắc các biến chứng khác. Bất kể kích thước, vết loét tiểu đường cần phải được giám sát chặt chẽ bởi đội ngũ đa ngành – bao gồm bác sĩ chuyên khoa tiểu đường, bác sĩ đa khoa, điều dưỡng, bác sĩ khoa chấn thương chỉnh hình và bác sĩ phẫu thuật.

Ngoài ra việc đeo thiết bị giảm áp cũng là điều bắt buộc. Việc này sẽ giúp bàn chân không đè nặng lên vết loét và phân bố áp lực đi lại hiệu quả hơn, tránh làm vết thương thêm trầm trọng.

Ngoài ra, chườm băng sau khi làm sạch vết loét và loại bỏ các mô sâu cũng rất quan trọng trong việc hỗ trợ thúc đẩy điều trị bệnh tiểu đường (LINK).

Bệnh nhân cũng nên chú ý kiểm soát đồng thời các bệnh lý đi kèm với đái tháo đường cũng như tình trạng dinh dưỡng hằng ngày.

Biện pháp chăm sóc và phòng ngừa loét sau điều trị

70% các vết loét bàn chân đái tháo đường đã chữa lành tái phát trong vòng 5 năm5. Do đó, bệnh nhân cần phải chăm sóc cẩn thận đôi bàn chân của mình và tuân thủ nghiêm ngặt các khuyến nghị cơ bản sau đây:

  • Mang giày phù hợp với hình dạng của bàn chân, và luôn mang vớ.
  • Không bao giờ đi chân trần.
  • Đi khám chuyên gia để kiểm tra đôi bàn chân.
  • Theo dõi tình trạng chung của chân (sử dụng gương để kiểm tra gót chân).
  • Luôn theo dõi chặt chẽ lượng đường huyết và thực hiện chế độ ăn dành cho người bị tiểu đường.
  • Yêu cầu bác sĩ chuyên khoa chân / chấn thương chỉnh hình hỗ trợ cắt / giũa bàn chân và móng tay; tuyệt đối không tự ý sử dụng chất tẩy / sản phẩm loại mụn cóc.
  • Rửa chân hằng ngày bằng xà phòng và nước, lau khô các kẽ ngón chân và thoa kem dưỡng ẩm để giữ cho da chân luôn mềm mại, tránh nứt nẻ.
  • Không làm ấm chân bằng nguồn nhiệt (ví dụ: bình nước nóng).
 
1- Armstrong DG, Boulton AJM, Bus SA. Diabetic foot ulcers and their recurrence. N Engl J Med 2017; 376: 2367-75
2- Walsh JW, Hoffstad OJ, Sullivan MO, Margolis DJ. Association of diabetic foot ulcer and death in a population-based cohort from the United Kingdom. Diabet Med 2016; 33:1493–98.
3- Whiting, D. R., Guariguata, L., Weil, C., and Shaw, J. 2011. “IDF Diabetes Atlas: Global Estimates of the Prevalence of Diabetes for 2011 and 2030.” Diabetes Res. Clin. Pract. 94 (3): 311-21.
4- Evaluation of the acts performed by the pedicure-podiatrist for the prevention of grade 1 risk foot injuries in the diabetic patient. French Health Authority. (Évaluation des actes réalisés par le pédicure-podologue pour la prévention des lésions des pieds à risque de grade 1 chez le patient diabétique. Haute Autorité de Santé)
5- Connor H, Mahdi OZ. Repetitive ulceration in neuropathic patients. Diabete